[72] Thông tin cơ bản về các điều ước về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng: TRUNG QUỐC

Bài viết tổng hợp tất cả các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, và Indonesia), bao gồm trên đất liền và trên biển. Thông tin cơ bản gồm 07 mục: tên, ngày ký, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực, ngôn ngữ của văn bản có giá trị pháp lý, tình trạng nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên hợp quốc theo nghĩa vụ tại Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, tình trạng đăng tải công khai điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 60 Luật điều ước quốc tế năm 2016. Những thông tin không có sẽ được ghi chú “Không rõ”.

Cho đến hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 13 điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến biên giới, lãnh thổ.

  • 08 điều ước về biên giới trên đất liền: VN-TQ1. Hiệp định tạm thời giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc năm 1991; VN-TQ2. Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1993; VN-TQ3. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1999; VN-TQ4. Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc năm 2009; VN-TQ5. Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc năm 2009; VN-TQ6. Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc năm 2009; VN-TQ7. Hiệp định về hợp tác, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc năm 2015; VN-TQ8. Hiệp định về tàu thuyền tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân năm 2015.
  • 01 điều ước ba bên Việt Nam, Lào và Trung Quốc: VN-LA-TQ. Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc năm 2006.
  • 04 điều ước về ranh giới trên biển: VN-TQ9. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000; VN-TQ10. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ năm 2000; VN-TQ11. Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ năm 2004; VN-TQ12. Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011.

Xem thêm: Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (Hà Nội, 2010).

—————— * * * ——————–

  1. VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRÊN ĐẤT LIỀN (09)
VN-TQ1. HIỆP ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC TRÊN VÙNG BIÊN GIỚI HAI NƯỚC VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 1991
Ngày ký Ngày 06 tháng 11 năm 1991.
Ngày có hiệu lực Ngày 06 tháng 11 năm 1991 theo Điều 14 của Hiệp định.
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực từ ngày 14 tháng 7 năm 2010 theo Điều 53 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc năm 2009.
Ngôn ngữ  Tiếng Việt, tiếng Trung (Điều 14).
Tình trạng nộp lưu chiểu Không
Nội dung công khai Thư viện pháp luật
Ghi chú khác
VN-TQ2. THỎA THUẬN VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 1993
Ngày ký Ngày 19 tháng 10 năm 1993
Ngày có hiệu lực Ngày 19 tháng 10 năm 1993 theo thông tin khi nộp lưu chiểu tại Liên hợp quốc.
Tình trạng hiệu lực Không rõ.
Ngôn ngữ  Tiếng Việt, tiếng Trung.
Tình trạng nộp lưu chiểu Đã được Việt Nam nộp lưu chiểu tại LHQ ngày 18 tháng 6 năm 2012 (xem thông tin tại đây, chứng nhận đã nộp lưu chiểu tại đây).
Nội dung công khai United Nations Treaty Series, Vol. 2834 (2012), No. I-49626 (tiếng Trung, tiếng Việt, bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp). 
Ghi chú khác Nộp lưu chiểu cùng ngày với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011.
VN-TQ3. HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 1999
Ngày ký Ngày 30 tháng 12 năm 1999.
Ngày có hiệu lực Không rõ. Điều VIII của Hiệp ước quy định Hiệp ước có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn.
Tình trạng hiệu lực Đang có hiệu lực
Ngôn ngữ  Tiếng Việt, tiếng Trung (Điều VIII).
Tình trạng nộp lưu chiểu Không rõ.
Tình trạng công khai Trang bienphongvietnam.vn
Ghi chú khác
VN-LA-TQ. HIỆP ƯỚC XÁC ĐỊNH GIAO ĐIỂM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM, LÀO VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2006
Ngày ký Ngày 10 tháng 10 năm 2006
Ngày có hiệu lực Không rõ. Điều 3 của Hiệp ước quy định Hiệp ước sẽ có hiệu lực từ ngày ghi trên văn bản thông báo cuối cùng về hoàn thành thủ tục pháp lý trong nước.
Tình trạng hiệu lực Đang có hiệu lực.
Ngôn ngữ Mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng Trung (Điều 3).
Tình trạng nộp lưu chiểu Không/chưa
Tình trạng công khai Xem bản scan biengioilanhtho.gov.vn.
Ghi chú khác
VN-TQ4. NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2009
Ngày ký Ngày 18 tháng 11 năm 2009
Ngày có hiệu lực Ngày 14 tháng 7 năm 2010 theo Sao lục 36/2010/SL-LPQT của Bộ Ngoại giao ngày 05 tháng 08 năm 2010 (Xem Công báo chính phủ số 634 – 635 ngày 16 tháng 11 năm 2010). Điều 54 của Hiệp định quy định Hiệp định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cuối cùng về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước.
Tình trạng hiệu lực Đang có hiệu lực.
Ngôn ngữ Mỗi bản được viết bằng tiếng Việt và tiếng Trung (Điều 13).
Tình trạng nộp lưu chiểu Không/chưa.
Tình trạng công khai Công báo Chính phủ số 634 – 681 ngày 16 tháng 11 năm 2010 (xem tại đây); Thư viện pháp luật
Ghi chú khác Nghị định thư này được ký cùng ngày và có hiệu lực cùng ngày với Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
VN-TQ5. HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ QUẢN LÝ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2009
Ngày ký Ngày 18 tháng 11 năm 2009
Ngày có hiệu lực Ngày 14 tháng 7 năm 2010 theo Sao lục 36/2010/SL-LPQT của Bộ Ngoại giao ngày 05 tháng 08 năm 2010 (Xem Công báo chính phủ số 634 – 635 ngày 16 tháng 11 năm 2010). Điều 54 của Hiệp định quy định Hiệp định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cuối cùng về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước.
Tình trạng hiệu lực Đang có hiệu lực. Thay thế cho Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc năm 1991. Điều 54 quy định “Hiệp định này có giá trị trong thời gian 10 năm, nếu 06 tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Hiệp định cho phía Bên kia thì Hiệp định này sẽ tự động kéo dài thêm 10 năm và cứ tiếp tục như vậy.”
Ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng Trung (Điều 54).
Tình trạng nộp lưu chiểu Không rõ.
Tình trạng công khai Công báo Chính phủ số 634 – 635 ngày 16 tháng 11 năm 2010 (xem tại đây); Thư viện pháp luật
Ghi chú khác Hiệp định được ký cùng ngày và có hiệu lực cùng ngày với Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
VN-TQ6. HIỆP ĐỊNH VỀ CỬA KHẨU VÀ QUY CHẾ QUẢN LÝ CỬA KHẨU TRÊN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2009
Ngày ký Ngày 18 tháng 11 năm 2009
Ngày có hiệu lực Ngày 14 tháng 7 năm 2010 theo Sao lục 36/2010/SL-LPQT của Bộ Ngoại giao ngày 05 tháng 08 năm 2010 (Xem Công báo chính phủ số 634 – 635 ngày 16 tháng 11 năm 2010). Điều 54 của Hiệp định quy định Hiệp định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cuối cùng về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước.
Tình trạng hiệu lực Đang có hiệu lực.
Ngôn ngữ Mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung.
Tình trạng nộp lưu chiểu Không rõ.
Tình trạng công khai Công báo Chính phủ số 634 – 635 ngày 16 tháng 11 năm 2010 (xem tại đây); Thư viện pháp luật
Ghi chú khác Hiệp định này được ký cùng ngày và có hiệu lực cùng ngày với Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và Hiệp định về về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
VN-TQ7. HIỆP ĐỊNH VỀ HỢP TÁC, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC NĂM 2015
Ngày ký Không rõ. Ngày 05 hoặc ngày 06 tháng 11 năm 2015 trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngày có hiệu lực Ngày 16 tháng 6 năm 2016
Tình trạng hiệu lực Không rõ.
Ngôn ngữ Không rõ.
Tình trạng nộp lưu chiểu Không rõ.
Nội dung công khai Không rõ.
Ghi chú khác Hiệp định được ký cùng ngày với Hiệp định về tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015.
VN-TQ8. HIỆP ĐỊNH VỀ TÀU THUYỀN TỰ DO ĐI LẠI Ở CỬA SÔNG BẮC LUÂN NĂM 2015
Ngày ký Không rõ. Ngày 05 hoặc ngày 06 tháng 11 năm 2015 trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngày có hiệu lực Ngày 16 tháng 6 năm 2016
Tình trạng hiệu lực Không rõ.
Ngôn ngữ Không rõ.
Tình trạng nộp lưu chiểu Không rõ.
Nội dung công khai Không rõ.
Ghi chú khác Hiệp định được ký cùng ngày với Hiệp định về hợp tác, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015.
  1. VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN (04)
VN-TQ9. HIỆP ĐỊNH VỀ PHÂN ĐỊNH LÃNH HẢI, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA HAI NƯỚC TRONG VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2000
Ngày ký Ngày 25 tháng 12 năm 2000.
Ngày có hiệu lực Ngày 30 tháng 6 năm 2004. Điều 11 quy định Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn.
Tình trạng hiệu lực Đang có hiệu lực.
Ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng Trung (Điều 11).
Tình trạng nộp lưu chiểu Việt Nam và Trung Quốc đã nộp lưu chiểu ngày 12 tháng 10 năm 2005 (thông tin xem tại đây).
Tình trạng công khai United Nations Treaty Series, Vol. 2336, No. I-41860; Thư viện pháp luật.
Ghi chú khác Hiệp định này được ký cùng ngày và có hiệu lực cùng ngày với Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ năm 2000.
VN-TQ10. HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ Ở VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2000
Ngày ký Ngày 25 tháng 12 năm 2000.
Ngày có hiệu lực Ngày 30 tháng 06 năm 2004. Điều 22(1) quy định Hiệp định có hiệu lực vào ngày được thỏa thuận trong văn kiện trao đổi giữa Chính phủ hai nước.
Tình trạng hiệu lực Điều 22(2) quy định “Hiệp định này có hiệu lực trong vòng 12 năm và mặc nhiên gia hạn thêm 3 năm. Sau khi thời gian gia hạn kết thúc, việc hợp tác tiếp theo do hai Bên ký kết hiệp thương thỏa thuận.”

Năm 2019, hai nước đồng ý gia hạn Hiệp định thêm một năm. Hiệp định hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 (xem Công văn 4829/BNN-TCTS ngày 20.7.2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng Trung (Điều 22).
Tình trạng nộp lưu chiểu Không/chưa
Tình trạng công khai Thư viện pháp luật.
Ghi chú khác Hiệp định này được ký cùng ngày và có hiệu lực cùng ngày với Hiệp định về Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ năm 2000.
VN-TQ11. NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2004
Ngày ký Ngày 29 tháng 04 năm 2004.
Ngày có hiệu lực Ngày 30 tháng 6 năm 2004. Điều 8(1) quy định Nghị định thư bổ sung này có hiệu lực kể từ ngày Hiệp định hợp tác nghề cá có hiệu lực.
Tình trạng hiệu lực Điều 8(2) quy định thời hạn hiệu lực của Nghị định thư bổ sung này là 4 năm.
Ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng Trung (Điều 8).
Tình trạng nộp lưu chiểu Không/chưa.
Tình trạng công khai Thư viện pháp luật.
Ghi chú khác
VN-TQ12. THỎA THUẬN VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2011
Ngày ký Ngày 11 tháng 10 năm 2011.
Ngày có hiệu lực Ngày 11 tháng 10 năm 2011 (theo thông tin khi nộp lưu chiểu tại LHQ, xem tại đây).
Tình trạng hiệu lực Đang có hiệu lực.
Ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng Trung.
Tình trạng nộp lưu chiểu Việt Nam nộp lưu chiểu tại LHQ ngày 18 tháng 6 năm 2012 (xem thông tin tại đây, chứng nhận nộp lưu chiểu).
Tình trạng công khai United Nations Treaty Series, Vol. 2834, No. I-49625 (tiếng Trung, tiếng Việt, bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp).
Ghi chú khác

Được Việt Nam nộp lưu chiểu tại LHQ cùng ngày với Thỏa thuận về Những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1993.

Trần H. D. Minh

Eng: Vietnam and China signed 08 treaties concerning land delimitation, and trans-boundary cooperation and management. Both states and Laos signed 01 treaty on the intersection point of the land borders of three states. Vietnam and China sign 04 treaties concerning maritime issues i.e. one on the maritime delimitation in the Gulf of Tonkin (2000), two on the fisheries management within the Gulf (2000), and one on the general principles directing both states on negotiations concerning remaining maritime issues (2012).

————————————————————-

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog trên WordPress.com

Up ↑

%d người thích bài này: