(*) Danh sách này trích trong James Crawford, The Creation of States in International Law, 2nd ed., OUP, 2006, tr. 727 – 740. Từ ngày sách xuất bản một số quốc gia mới đã được thành lập từ tan rã (Serbia và Montenegro tách thành Cộng hòa Serbia và Cộng hòa Montenegro), tách khỏi quốc gia cũ sau trưng cầu dân ý (Nam Sudan tách khỏi Sudan, 2011). Xem thêm post về Định nghĩa “Quốc gia” theo luật pháp quốc tế.
A. QUỐC GIA (192)[1]
Quốc gia | Thành lập[2] | Thành viên LHQ | Nhận định[3] |
Afganistan | 19/8/1919 | 19/11/1946 | Kết thúc sự kiểm soát của Anh về các vấn đề đối ngoại[4] |
Albani | 28/11/1912 | 14/12/1955 | Độc lập từ Đế chế Ottoman[5] |
Algeria | 05/7/1962 | 08/10/1962 | Độc lập từ Pháp |
Andorra | 08/9/1278 | 28/7/1993 | Hình thành từ thỏa thuận lãnh chúa (paréage) dưới sự cai trị chung của quý tộc Pháp Foix và giám mục Tây Ban Nha Urgel; |
01/6/1993 | Thành lập theo Hiệp ước Vicinage 1993 | ||
Angola | 11/11/1975 | 01/12/1976 | Độc lập từ Bồ Đào Nha |
Antigua và Barbuda | 01/11/1981 | 11/11/1981 | Độc lập từ Anh |
Argentina | 09/7/1816 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Armenia | 21/9/1991 | 02/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
Australia | 01/01/1901 | Thành viên sáng lập | Liên bang của 06 thuộc địa Australia |
18/11/1926 | Độc lập: xem Report of Inter-Imperial Relations Committee, Cmnd 2768 | ||
Áo | 1156 | 14/12/1955 | Lãnh địa Áo được thành lập |
01/10/1273 | Rudolf của Habsburg được chọn làm Hoàng đế La Mã | ||
10/9/1919 | Hiệp ước St Germain-en-Laye[6] | ||
12/03/1938 | Bị Đức sáp nhập | ||
28/6/1946 | Cơ chế kiểm soát của Lực lượng Đồng minh thành lập | ||
15/5/1955 | Hiệp ước Quốc gia kết thúc sự kiểm soát của Lực lượng Đồng minh[7] | ||
Azerbaijan | 30/8/1991 | 09/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
Bahamas | 10/7/1973 | 18/9/1973 | Độc lập từ Anh |
Bahrain | 15/8/1971 | 21/9/1971 | Độc lập từ Anh |
Bangladesh | 16/12/1971 | 17/9/1974 | Ly khai từ Pakistan |
Barbados | 30/11/1966 | 09/12/1966 | Độc lập từ Anh |
Belarus
(trước là Byelorussia) |
25/8/1991 | Thành viên sáng lập (như một phần của Liên Xô); giữ lại tư cách thành viên sau độc lập | Độc lập từ Liên Xô |
Bỉ | 04/10/1830 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Hà Lan |
Belize | 21/9/1981 | 25/9/1981 | Độc lập từ Anh |
Benin (Dahomey) | 01/8/1960 | 20/9/1971 | Độc lập từ Pháp |
Bhutan | Không rõ; quan hệ chính trị với Anh, từ thế kỷ 18 | 21/9/1971 | Quan hệ điều ước đặc biệt với Anh, 1865
Ấn Độ công nhận độc lập, 08/8/1949 |
Bolivia | 06/8/1825 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Bosnia và Hercegovina | 03/03/1992 | 22/5/1992 | Quốc gia thừa kế từ Nam Tư cũ |
Botswana | 30/9/1966 | 17/10/1966 | Độc lập từ Anh |
Brazil | 07/9/1822 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Bồ Đào Nha |
Brunei Darussalam | 01/01/1984 | 21/9/1984 | Độc lập từ Anh |
Bulgaria | 03/03/1878 | 14/12/1955 | 03/03/1878: lãnh thổ tự trị trong Đế chế Ottoman.
Độc lập ngày 22/9/1908 |
Burkina Faso | 05/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Burundi | 01/7/1962 | 18/9/1962 | Độc lập từ lãnh thổ quản thác của Bỉ |
Campuchia | 09/11/1953 | 14/12/1955 | Độc lập từ Pháp |
Cameroon | 01/01/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ lãnh thổ quản thác của Pháp |
Canada | 29/03/1867 | Thành viên sáng lập | Liên hiệp Ontario, Quebec, Nova Scotia, New Brunswick |
18/11/1926 | Độc lập: xem Report of Inter-Imperial Relations, Cmnd 2768
Newfoundland gia nhập năm 1949 |
||
Cape Verde Islands | 05/7/1975 | 16/9/1975 | Độc lập từ Bồ Đào Nha |
Cộng hòa Trung Phi | 13/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Chad | 11/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Chile | 18/9/1810 | 24/10/1945 | Độc lập từ Tây Ban Nha |
CHND Trung Hoa | Thế kỷ 2 TCN | Thành viên sáng lập | Năm 221 TCN: Nhà Tần thống nhất
01/01/1912: Nền cộng hòa thay thế cho nhà Thanh 01/10/1949: CHND Trung Hoa thành lập |
Colombia | 20/7/1810 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Comoros | 06/7/1975 | 12/11/1975 | Độc lập từ Pháp |
CHDC Congo | 30/6/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Bỉ; tên gọi Zaire (1971-1997) |
Cộng hòa Congo | 15/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp (Brazzaville) |
Costa Rica | 15/9/1821 | 02/11/1945 | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Côte d’lvoire
(Bờ Biển Ngà) |
07/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Croatia | 25/6/1991 | 22/5/1992 | Quốc gia thừa kế từ Nam Tư cũ |
Cuba | 10/12/1898 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha; Mỹ quản lý từ 1898-1902
20/5/1902: Độc lập khỏi Mỹ |
Cyprus | 16/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Anh
Vùng Cupriot Thổ tự tuyên bố độc lập năm 1975; CH Thổ tự xưng Bắc Cyprus thành lập năm 1983; không được công nhận trừ Thổ Nhĩ Kỳ |
Cộng hòa Séc | 01/01/1993 | 19/01/1993 | Quốc gia thừa kế của Nam Tư cũ |
Đan Mạch | Thế kỷ 10 | Thành viên sáng lập | Từ 1849 là một nước quân chủ lập hiến; quần đảo Faroe (1948) và Greenland (1979) tự trị |
Djibouti | 27/6/1977 | 20/9/1977 | Độc lập từ Pháp |
Dominica | 03/11/1978 | 18/12/1978 | Độc lập từ Anh |
Cộng hòa Dominica | 27/02/1844 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Haiti |
Ecuador | 24/5/1822 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Ai Cập | 28/02/1922 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Anh |
El Salvador | 15/12/1821 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Guinea Xích đạo | 12/10/1968 | 12/11/1968 | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Eritrea | 27/4/1993 | 28/5/1993 | Độc lập từ Ethiopia sau trưng cầu dân ý, tháng 04/1993 |
Estonia | 24/02/1918 | 17/12/1991 | Đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Nga |
02/02/1920 | Nga-Estonia, Hiệp ước Hòa bình Dorpat | ||
22/7/1940 | Bị Nga sáp nhập | ||
20/8/1991 | Nghị quyết về Độc lập Quốc gia | ||
Ethiopia | 300 TCN | Thành viên sáng lập | Vương quốc Aksumite
Tạm thời sáp nhập vào Italy 1936; khôi phục độc lập năm 1941 |
Fiji | 10/10/1970 | 13/10/1970 | Độc lập từ Anh |
Phần Lan | 06/12/1917 | 14/12/1955 | Độc lập từ Nga |
Pháp | 486 | Thành viên sáng lập | Thống nhất bởi Clovis |
Gabon | 17/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Gambia | 18/02/1965 | 21/9/1965 | Độc lập từ Anh |
Cruzia (Georgia) | 09/4/1991 | 31/7/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
CHLB Đức | 01/7/1867 | 18/9/1973 (với CHDC Đức)
Tư cách thành viên của CHLB Đức được duy trì |
Liên hiệp Bắc Đức |
18/01/1871 | Tuyên bố thành lập Đế chế Đức | ||
05/6/1945 | Bộ tứ Đồng minh kiểm soát chính quyền Đức | ||
23/5/1949 | Thành lập CHLB Đức | ||
03/10/1990 | Thống nhất nước Đức | ||
Ghana | 06/03/1957 | 08/03/1957 | Độc lập từ Anh |
Hi lạp | 27/5/1832 | 25/10/1945 | Độc lập từ Đế chế Ottoman |
Grenada | 07/02/1974 | 17/12/1974 | Độc lập từ Anh |
Guatemala | 15/9/1821 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Guinea | 02/10/1958 | 12/12/1958 | Độc lập từ Pháp |
Guinea-Bissau | 24/9/1973 | 17/9/1974 | 1973: UDI được công nhận theo NQ của ĐHĐ LHQ số 3061 (XXVIII), 02/11/1973 |
Guyana | 26/5/1966 | 20/9/1966 | Độc lập từ Anh |
Haiti | 01/01/1804 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Pháp |
Honduras | 15/9/1821 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Hungary | 25/12/1000 | 14/12/1955 | Vua Stephen I lên ngôi, người thống nhất Hungary |
08/6/1867 | Ausgleich thành lập Triều đình Kép | ||
04/6/1920 | Hiệp ước Trianon[8] | ||
Iceland | 01/12/1918 |
19/11/1946 |
Liên hiệp cá nhân với Đan Mạch |
17/6/1944 | Đơn phương hủy bỏ Liên hiệp | ||
Ấn Độ | 15/8/1947 | Thành viên sáng lập (Ấn Độc thuộc Anh – British India) | Độc lập từ Anh |
Indonesia | 17/8/1945 | 28/9/1950 | Tuyên bố độc lập |
27/12/1949 | Hà Lan công nhận | ||
CH Hồi giáo Iran | 550 TCN | Thành viên sáng lập | Thành lập Đế chế Ba Tư dưới triều Kyros II |
Iraq | 03/10/1932 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ lãnh thổ ủy thác thuộc Anh |
Ireland | 06/12/1921 | 14/12/1955 | Hiệp ước Quốc gia Irish |
Israel | 14/5/1948 | 11/5/1949 | Độc lập khỏi lãnh thổ ủy thác Palestine sau khi Anh rút khỏi và Chiến tranh Ả Rập – Israel lần đầu |
24/02/1949 | |||
Ý | 17/03/1861 | 14/12/1955 | Vương quốc Ý tuyên bố độc lập |
Jamaica | 06/8/1962 | 18/9/1962 | Độc lập từ Anh |
Nhật Bản | 660 | 18/12/1956 | Nhật hoàng Jimmu thành lập |
Jordan | 20/02/1928 | 14/12/1955 | Lãnh thổ ủy thác của Hội quốc liên |
22/03/1946 | Anh công nhận tạm thời
Hiệp ước đồng minh Anh – Jordan |
||
Kazakhstan | 16/12/1991 | 02/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
Kenya | 12/12/1963 | 16/12/1963 | Độc lập từ Anh |
Kiribati | 12/7/1979 | 14/9/1999 | Độc lập từ Anh |
CHDCND Triều Tiên | 15/8/1945 | 17/9/1991 | 1945: Triều Tiên tách khỏi Nhật Bản |
09/9/1948 | 1948: Thành lập CHDCND Triều Tiên | ||
Hàn Quốc | 15/8/1945 | 17/9/1991 | 1945: Triều Tiên tách khỏi Nhật Bản |
15/8/1948 | Hàn Quốc thành lập theo sự bảo trợ của LHQ | ||
Kuwait | 19/6/1961 | 14/5/1963 | Độc lập từ Anh |
Kyrgyzstan | 31/8/1991 | 02/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
CHDCND Lào | 19/7/1949 | 14/12/1955 | Độc lập từ Pháp |
Latvia | 18/11/1918 | 17/9/1991 | Tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời Latvia |
21/7/1940 | Bị Nga sáp nhập | ||
21/8/1991 | Luật hiếp pháp về Tư cách chủ quyền của Cộng hòa Latvia | ||
Li Băng | 22/11/1943 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ lãnh thổ ủy thác của Pháp |
Lesotho | 04/10/1966 | 17/10/1966 | Độc lập từ Anh |
Liberia | 26/7/1847 | Thành viên sáng lập | Tuyên bố độc lập |
Lybia Arap Jamahiriya | 24/12/1951 | 14/12/1955 | Độc lập từ Ý |
Liechtenstein | 23/01/1719 | 18/12/1990 | Thành lập lãnh địa |
12/7/1806 | Độc lập khỏi Đế chế La Mã | ||
Lithuania | 18/02/1918 | 17/9/1991 | Đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Đế chế Nga |
21/7/1940 | Bị Nga sáp nhập | ||
11/03/1990 | Đạo luật về Khôi phục Quốc gia Lithuania | ||
Luxembourg | 19/04/1839 | Thành viên sáng lập | Đại công quốc với biên giới xác định[9] |
11/5/1867 | Tuyên bố là quốc gia độc lập và trung lập[10] | ||
Macedonia | 08/9/1991 | 08/04/1993 | Độc lập từ Nam Tư từ Công hòa Nam Tư Macedonia cũ (FYROM) |
Madagascar | 26/6/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Malawi | 06/7/1964 | 01/12/1964 | Độc lập từ Anh |
Malaysia | 31/8/1957 | 17/9/1957 | Độc lập từ Anh và thành lập nước Malaya |
16/9/1963 | Liên bang Malaysia (Singapore, Sabah và Sarawak gia nhập) | ||
Maldives | 26/7/1965 | 21/9/1965 | Độc lập từ Anh |
Mali | 22/9/1960 | 28/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Malta | 21/9/1964 | 01/12/1964 | Độc lập từ Anh |
Quần đảo Marshall | 21/10/1986 | 17/12/1991 | Một phần lãnh thổ trước đây thuộc lãnh thổ quản thác chiến lược của Mỹ |
Mauritania | 28/11/1960 | 17/10/1961 | Độc lập từ Pháp |
Mauritius | 12/03/1968 | 24/04/1968 | Độc lập từ Anh |
Mexico | 16/12/1810 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Pháp |
Quốc gia liên bang Micronesia | 03/11/1986 | 17/9/1991 | Một phần lãnh thổ trước đây thuộc lãnh thổ quản thác chiến lược của Mỹ |
Moldova | 27/8/1991 | 02/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
Monaco | 08/01/1297 | 28/5/1993 | Nhà Grimaldi kiềm soát |
10/02/1512 | Pháp công nhận độc lập | ||
11/1524 | Bảo hộ bởi Tây Ban Nha | ||
14/9/1641 | Bảo hộ bởi Pháp | ||
1793-1814 | Bị Pháp sáp nhập | ||
20/11/1815-07/11/1817 | Lãnh thổ bảo hộ của nhà Sardinia[11] | ||
02/02/1861
17/7/1918 |
Quan hệ điều ước đặc biệt với Pháp | ||
Mông Cổ | 13/03/1921 | 27/10/1961 | Độc lập từ Trung Quốc |
Morocco | 791 | 12/11/1956 | Vua Idris I thành lập |
30/03/1912-27/11/1912 | Thành lập xứ bảo hộ Pháp/Tây Ban Nha[12] | ||
02/03/1956 | Độc lập | ||
Mozambique | 25/6/1975 | 16/9/1975 | Độc lập từ Bồ Đào Nha |
Myanmar | 04/01/1948 | 19/04/1948 | Độc lập từ Anh |
Namibia | 21/03/1990 | 23/04/1990 | Độc lập theo sự bảo trợ của LHQ sau khi hủy bỏ Ủy thác (Nam Phi) |
Nauru | 31/01/1968 | 14/9/1999 | Độc lập từ lãnh thổ quản thác của Australia-NZ-Anh |
Nepal | Ca 1768 | 14/12/1955 | Prithvi Narayan Shah thống nhất |
21/12/1923 | Hiệp ước Anh – Nepal | ||
Hà Lan | 23/01/1579 | Thành viên sáng lập | Liên hiệp Utrecht, cắt đứt với Tây Ban Nha |
30/01/1648 | Hiệp ước Munster (Tây Ban Nha – Hà Lan) | ||
New Zealand | 18/11/1926 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Anh: xem Report of Inter-Imperial Relations Committee, 1926 Cmnd 2768 |
Nicaragua | 15/12/1821 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Niger | 03/8/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
Nigeria | 01/10/1960 | 07/10/1960 | Độc lập từ Anh |
Na Uy | 07/6/1905 | Thành viên sáng lập | Na Uy tuyên bố liên hiệp với Thụy Điển (1814) tan rã |
26/10/1905 | Thụy Điển đồng ý hủy Liên hiệp | ||
Oman | Thế kỷ thứ 8
12/10/1798 |
07/10/1971 | Quan hệ điều ước đặc biệt với Anh (Muscat và Oman) |
Pakistan | 14/8/1947 | 30/9/1947 | Độc lập từ Anh |
Palau | 01/10/1994 | 15/12/1994 | Một phần lãnh thổ trước đây thuộc lãnh thổ quản thác chiến lược của Mỹ |
Panama | 03/11/1903 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Colombia |
Papua New Guinea | 16/12/1975 | 10/10/1975 | Độc lập từ Australia |
Paraguya | 14/5/1811 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Peru | 28/7/1821 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Philippines | 04/7/1946 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Mỹ |
Ba Lan | 11/11/1918 | Thành viên sáng lập | Tuyên bố nền cộng hòa độc lập |
Bồ Đào Nha | 05/10/1143 | 14/12/1955 | Vương quốc Bồ Đào Nha (liên hiệp với Tây Ban Nha 1580 – 1640) |
Qatar | 03/9/1971 | 21/9/1971 | Độc lập từ Anh |
Rumani | 05/02/1859 | 14/12/1955 | Hợp nhất các lãnh địa Moldavia và Wallachia |
05/02/1862 | Liên hiệp chính thức thành lập Rumani | ||
13/7/1878 | Hiệp ước Berlin; độc lập từ Đế chế Ottoman[13] | ||
Liên bang Nga | 862 | Thành viên sáng lập
Tư cách thành viên được duy trì |
Triều Rurik và thành lập lãnh địa Novogorod |
02/11/1721 | Peter I thành lập Đế chế Nga | ||
26/10/1917 | RSFSR | ||
30/12/1922 | Liên Xô | ||
24/8-08/12/1991 | Liên Xô tan rã
Liên bang Nga được công nhận là tiếp nối Liên Xô |
||
Rwanda | 01/7/1962 | 18/9/1962 | Độc lập từ lãnh thổ quản thác của Bỉ |
Saint Kitts và Nevis | 19/9/1983 | 23/9/1983 | Độc lập từ Anh |
Saint Luca | 22/02/1973 | 18/9/1979 | Độc lập từ Anh |
Saint Vincent and the Grenadines | 27/10/1979 | 16/12/1980 | Độc lập từ Anh |
Samoa | 01/01/1962 | 15/12/1976 | Độc lập từ lãnh thổ quản thác của New Zealand (Tây Samoa); đổi tên năm 1997 |
San Marino | Thế kỷ 4 | 02/03/1980 | Chư hầu cổ của Các quốc gia giáo hoàng |
22/03/1862 | Hiệp ước San Marino – Ý[14] | ||
São Tomé e Príncipe | 12/7/1975 | 16/9/1980 | Độc lập từ Bồ Đào Nha |
Ả-rập Saudi | 29/01/1927 | Thành viên sáng lập | Ibn Saud thống nhất Hedjaz và Nejd |
18/9/1932 | Đổi tên thành Ả-rập Saudi | ||
Senegal | 04/04/1960 | 28/9/1960 | Độc lập từ Pháp |
9/1960 | Tách khỏi Liên bang Mali | ||
Serbia và Montenegro | Không rõ, sau 29/11/1991 | 01/11/2000 | Thành viên sáng lập của Nam Tư of LHQ; 27/04/1992: SFRY tuyên bố kế thường Nam Tư cũ; 27/10/2000: chính phủ mới từ bỏ quan điểm kế thừa; đổi tên thành Serbia và Montenegro năm 2002 |
Seychelles | 29/6/1976 | 21/9/1976 | Độc lập từ Anh |
Sierra Leone | 27/04/1961 | 27/9/1961 | Độc lập từ Anh |
Singapore | 09/8/1965 | 21/9/1965 | Trước đó (1962-5) là một phần của Quốc gia Malaysia
Độc lập |
Slovakia | 01/01/1993 | 19/01/1993 | Quốc gia thừa kế của Tiệp Khắc cũ |
Slovenia | 25/6/1991 | 22/5/1992 | Độc lập từ Nam Tư |
Quần đảo Solomon | 07/7/1978 | 19/9/1978 | Độc lập từ Anh |
Somali | 01/7/1960 | 20/9/1960 | Hợp nhất từ Somali thuộc Anh và Somali thuộc Ý |
Nam Phi | 31/5/1910 | Thành viên sáng lập | Liên hiệp Nam Phi; quy chế Dominion |
18/11/1926 | Độc lập: xem Report of Inter-Imperial Relations Committee, Cmnd 2768 | ||
Tây ban Nha | 1492 | 14/12/1955 | Chiếm giữ Granada; trục xuất người Moors |
Sri Lanka | 04/02/1948 | 14/12/1955 | Độc lập từ Anh |
Sudan | 01/01/1956 | 04/12/1975 | Độc lập từ Hà Lan |
Swaziland | 06/9/1968 | 24/9/1968 | Độc lập từ Anh |
Thụy Điển | 06/6/1523 | 19/11/1946 | Bầu Gustav Vasa làm vua |
Thụy Sĩ | 01/8/1291 | 10/9/2002 | Liên minh Thụy Sĩ |
Cộng hòa Ả-rập Syria | 17/04/1946 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ lãnh thổ ủy thác của Pháp |
Tajikistan | 09/9/1991 | 02/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
CHLH Tanzania |
26/04/1964 |
14/12/1961 (Tanganyika) | 09/12/1961: Tanganyika độc từ quản thác của Anh |
16/12/1963 (Zanzibar) | 19/12/1963: thuộc địa Zanzibar độc lập khỏi Anh | ||
Tư cách thành viên của Tanzania tiếp tục | Liên hiệp Tangayika và Zanzibar | ||
02/11/1964 | Đổi tên thành CHLH Tanzania | ||
Thái Lan | 1238 | 16/12/1946 | Thành lập vương quốc Sukothai |
Đông Timor | 20/5/2002 | 27/9/2002 | Thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha; Indonesia chiếm đóng từ 24/12/1975; trưng cầu dân ý dưới sự bảo trợ của LHQ ngày 30/8/1999[15] |
Togo | 27/04/1960 | 20/9/1960 | Độc lập từ quản thác của Pháp |
Tonga | 04/6/1970 | 14/12/1999 | Độc lập từ bảo hộ của Anh |
Trinidad và Tobago | 31/8/1962 | 18/9/1962 | Độc lập từ Anh |
Tunisia | 20/03/1956 | 12/11/1956 | Độc lập từ Pháp |
Thổ Nhĩ Kỳ | Ca Thế kỷ 13 | Thành viên sáng lập | Tiếp nối Đế chế Ottoman |
Turkmenistan | 27/10/1991 | 02/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
Tuvalu | 01/10/1978 | 05/9/2000 | Độc lập từ Anh |
Uganda | 09/10/1962 | 25/10/1962 | Độc lập từ Anh |
Ukraine | 08/12/1991 | Thành viên sáng lập (một phần của Liên Xô); giữ nguyên tư cách thành viên sau 1991 | Độc lập từ Liên Xô |
UAE | 02/12/1971 | 09/12/1971 | Độc lập từ Anh |
Anh | 1284 | Thành viên sáng lập | Quy chế Wales, 12 Edw I |
1536 | Đạo luật Liên hiệp với Wales, 27 Henry VIII c 26 | ||
01/5/1707 | Đạo Luật Liên hiệp với Scotland, 6 Anne c 11 | ||
01/01/1801 | Đạo luật Liên hiệp với Ireland, 39 và 40 Geo III c 6 | ||
Mỹ | 04/7/1776 | Thành viên sáng lập | Độc lập từ Anh |
Uruguay | 25/8/1825 | 18/12/1945 | Độc lập từ Brazil |
Uzbekistan | 01/9/1991 | 02/03/1992 | Độc lập từ Liên Xô |
Vanuatu | 30/7/1980 | 15/9/1981 | Độc lập sau khi hủy bỏ Liên hiệp Anh-Pháp New Hebrides |
Thành phố Vatican | 11/02/1929 | Độc lập được thừa nhận theo Hiệp ước Lateran (Ý-Vatican)[16] | |
Venezuela | 05/7/1811 | 15/11/1945 | Độc lập từ Tây Ban Nha |
Việt Nam | 02/9/1945 | 20/9/1977 | VNDCCH tuyên bố độc lập khỏi Pháp |
05/6/1948 | Pháp thành lập VNCH[17] | ||
02/7/1976 | VNCH hợp nhất với miền Bắc | ||
Yemen | 11/1918 | 30/9/1947 | Bắc Yemen độc lập khỏi Đế chế Ottoman |
30/11/1967 | 14/12/1967 | Aden độc lập khỏi Anh và thành lập Nam Yemen | |
26/5/1990 | Tư cách thành viên tiếp tục | Hợp nhất hai nước Yemen | |
Zambia | 24/10/1964 | 01/12/1964 | Độc lập từ Anh |
Zimbabwe | 18/04/1980 | 25/8/1980 | Độc lập từ Anh |
B. VÙNG LÃNH THỔ GẦN TƯƠNG TỰ QUỐC GIA (9)[18]
Vùng lãnh thổ | Xác lập quy chế hiện nay | Nhận định |
Quần đảo Cooks | 04/8/1965 | Quốc gia liên kết tự do với New Zealand theo Đạo luật Quần đảo Cooks năm 1964 (NZ); NQ của ĐHĐ 2064 (XX) ngày 16/12/1965 |
Quần đảo Faroe | 13/03/1948 | Quy chế tự trị theo Đạo luật tự trị Faroes, Luật của Đan Mạch số 137 (1948) |
Greenland | 01/5/1979 | Quy chế tự trị theo Đạo luật tự trị Greeland, Luật của Đan Mạch số 577 (1978) |
Niue | 19/10/1974 | Quốc gia liên kết với New Zealand theo Đạo luật hiến pháp Niue năm 1974 (NZ); NQ ĐHĐ 3285 (XXIX) ngày 16/12/1965 |
Quần đảo Bắc Mariana | 09/01/1978
22/12/1990 |
Lãnh thổ thịnh vượng chung của Mỹ theo Công ước 1975 (có hiệu lực 09/01/1978); quản thác một phần bị hủy bỏ theo NQ của HĐBA 683 (1990) |
Palestine | 14/5/1948 – 03/04/1948 | Thành lập Israel; Chiến tranh Ả-rập – Israel lần 1; thỏa thuận ngừng bắc với Jordan (đang chiếm đóng lãnh thổ bên kia đường xanh) |
15/11/1988 | Tuyên bố độc lập của Palestine | |
1993 đến nay | Nhiều nỗ lực khác nhau để đạt được thỏa thuận; Israel rút một phần khỏi lãnh thổ chiếm đóng của Palestine | |
Puerto Rico | 06/02/1952 | Quốc gia liên kết với Mỹ theo Đạo luật quan hệ liên quan Puerto Rican năm 1950 (USA); Hiến pháp thịnh vượng chung ngày 06/02/1952, có hiệu lực ngày 25/7/1952; NQ của ĐHĐ 748 (VIII), ngày 27/11/1953 |
Somaliland | 17/5/1991 | Lãnh thổ bảo hộ cũ của Anh được thống nhất trong Somalia, ngày 01/7/1960; UDI, 1991; Hiến pháp được phê chuẩn sau khi trưng cầu dân ý, ngày 21/5/2001; chưa được công nhận |
Đài Loan | 08/12/1949 | Cộng hòa Trung Hoa thành lập thủ đô tạm thời tại Đài Bắc |
08/7/1951 | Đài Loan được trả lại cho Trung Quốc theo Hiệp ước Hòa bình Nhật Bản
Cộng hòa Trung Hoa được công nhận bởi một vài quốc gia; tham gia lẻ tẻ vào các vấn đề quốc tế như một thực thể riêng biệt của Trung Quốc |
———————————————————————
[1] Trong lần in thứ nhất (tháng 12 năm 1977) danh sách có 150 quốc gia. Từ đó, 05 quốc gia đã biến mất (SFRY, GDR, Tiệp Khắc, Bắc Yemen và Nam Yemen); 37 quốc gia được thành lập hoặc tái lập và 05 quốc gia thành lập mới từ lãnh thổ phụ thuộc hoặc bất ổn (03 quốc gia Baltic, Brunei, Andorra).
[2] Đối với các quốc gia được thành lập từ ly khai hay các tiến trình tương tự, ngày thành lập sẽ là ngày tuyên bố độc lập, trừ khi có ghi chú khác.
[3] Thông tin chỉ mang tính tóm tắt. Thông tin chi tiết xin đọc phụ lục kèm theo của các quốc gia liên quan.
[4] Xem Hiệp ước Hòa bình (Afganistan – Anh), Rawal Pindi, ngày 08/8/1919, 225 CTS 446.
[5] Xem Hiệp ước Hòa bình (Bulgary, Hy Lạp, Montenegro, Servia và Thổ Nhĩ Kỳ), Luân Đôn, ngày 30/5/1913, 218 CTS 159.
[6] 226 CTS 8.
[7] Hiệp ước Quốc gia để tái lập nước Áo độc lập và dân chủ, ngày 15/5/1955, Viên, 217 UNTS 224.
[8] 6 LNTS 187.
[9] Hiệp ước về dàn xếp lãnh thổ liên quan đến Luxembourg, với Phụ lục, Luân Đôn, 19/04/1839, 88 CTS 411.
[10] Hiệp ước về Đại công quốc Luxemburg, Luân Đôn, 11/05/1867, 135 CTS 1.
[11] Hiệp ước Hòa bình vĩnh cữu (Áo, Anh, Phổ và Nga-Pháp), Viên, 65 CTS 251; Hiệp ước Bảo hộ (Monaco-Sardina), Turin, 68 CTS 141.
[12] Hiệp ước Tổ chức bảo hộ (Pháp – Morocco), Fez, 216 CTS 20; Công ước về Quan hệ ở Morocco (Pháp – Tây ban Nha), Madrid, 217 CTS 288.
[13] Hiệp ước Giải quyết các vấn đề ở phía Đông (Áo-Hung, Pháp, Đức, Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ), Berlin, 13/7/1878, 153 CTS 171.
[14] 125 CTS 417. Để xem các điều ước trước đây với Vatican cf Duursma, Microstates 208-10.
[15] Xem các nghi quyết của HĐBA 1236, 07/5/1999; 1246, 11/6/1999; 1262, 27/8/1999; 1264, 15/9/1999; 1272, 25/10/1999; và Báo cáo của Tổng thư ký, 04/10/1999, S/1999/1024.
[16] (1929) 23 AJ Supp 187; 130 BFSP 791.
[17] Tuyên bố về Độc lập của Việt Nam, Baie D’Along, 05/6/1948, 152(iii) BFSP 414.
[18] Trong lần in thứ nhất, Andorra nằm trong danh sách này.