[38] Thẩm phán Jin-Hyun Paik được bầu làm Chánh án Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS)

Ngày 02 tháng 10 năm 2017 Tòa ITLOS đã bầu Thẩm phán Jin-Hyun Paik làm Chánh án với nhiệm kỳ 03 năm. Đây là thẩm phán người Châu Á thứ ba được bầu vào vị trí này, trước đó có Thẩm phán P. Chandrasekhara Rao (người Ấn Độ) và Thẩm phán Shunji Yanai (người Nhật Bản). Thẩm phán Paik là người Hàn Quốc thứ hai làm thẩm phán của Tòa ITLOS. Cũng lưu ý rằng Hàn Quốc chưa có bất kỳ người nào được bầu vào Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).

Theo thông tin trên website của Tòa, Thẩm phán Paik (1958) là người Hàn Quốc, đã được Hội nghị các quốc gia thành viên của UNCLOS bầu làm thẩm phán Tòa ITLOS vào năm 2009, tái cử vào năm 2014. Ông tốt nghiệp cử nhân luật tại Đại học Quốc gia Seoul (1980), thạc sĩ luật tại Trường Luật Đại học Columbia, Mỹ (1983), tiến sĩ luật quốc tế tại Đại học Cambridge (1989).

Judge Paik

Ảnh từ nguồn: https://www.itlos.org/the-tribunal/members/judge-jin-hyun-paik/ 

***

Trước đó, Tòa ITLOS cũng đã tổ chức lễ tuyên thệ cho 05 thẩm phán mới được bầu, gồm các thẩm phán Oscar Cabello Sarubbi (người Paraguay), Neeru Chadha (người Ấn Độ), Kriangsak Kittichaisaree (người Thái Lan), Roman Kolodkin (người Nga) và Liesbeth Lijnzaad (người Hà Lan). Các thẩm phán của Tòa đều có nhiệm kỳ 09 năm.

Điều đặc biệt là đây là lần đầu tiên có một thẩm phán có quốc tịch của một thành viên ASEAN được bầu vào Tòa ITLOS. Trong các cơ quan tài phán quốc tế quan trọng khác, trước đó khá lâu một người ASEAN được bầu vào Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) – Thẩm phán César Bangzon (người Philippines) cho nhiệm kỳ 1967 – 1976.[2]

Trước khi trúng cử,[3] Thẩm phán Kriangsak Kittichaisaree là đại sứ của Thái Lan tại Liên bang Nga, kiêm nhiệm Armenia, Belarus, Moldova và Uzbekistan. Ông cũng từng là đại sứ của nước mình tại Iran và Australia (kiêm nhiệm Fiji, Papua New Guinea, Solomon và Vanuatu), Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế, Phó vụ trưởng Vụ Điều ước và các vấn đề pháp lý và cố vấn nổi tiếng của Tòa án Hiến pháp Thái Lan. Ông vừa kết thúc nhiệm kỳ (2012 – 2016) thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế Liên hợp quốc (International Law Commission – ILC).[4] Trong thời gian tại ILC, ông phụ trách hoàn thành thành công nghiên cứu về chủ đề “Nghĩa vụ phải dẫn độ hoặc truy tố (aut dedere aut judicare)” (Obligation to extradite or prosecute) vào năm 2014.

Judge Thai

 

nh từ nguồn: http://enb.iisd.org/oceans/icp12/20jun.html 

———————————————————————–

[1] http://www.icj-cij.org/en/all-members

[2] Xem tại https://www.itlos.org/fileadmin/itlos/documents/judges/SPLOS_CRP.1_Curricula_Eng.pdf

[3] Đại sứ Nguyễn Hồng Thao (người Việt Nam) được bầu vào ILC năm 2016. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện ở Ủy ban danh giá của Liên hợp quốc về luật pháp quốc tế này.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog trên WordPress.com

Up ↑

%d người thích bài này: